ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC GIÁO VIÊN THÁNG 11/2017Môn Tiếng Việt Câu 1.
a, Trong các từ gạch chân sau đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
- Những
vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao
vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
b, Xác định nghĩa của từ cân trong câu sau:
Cái
cân này
cân không đúng vì để không
cân.
c, Xác định từ loại của các từ
vạt;
cân ở các câu trên.
Câu 2. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi những hôm sau đó, bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên đỏ gay gắt suốt cả tháng tư.”
a. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách nào? Đ/c hãy chỉ rõ các từ ngữ đó.
b. Những động từ trong đoạn văn trên đã được sử dụng rất khéo léo, đ/c hãy tìm và nói lên tác dụng của việc sử dụng khéo léo đó của tác giả.
Câu 3. Những từ in đậm trong các câu sau thuộc từ loại nào?
a.
Chị ơi,
chị là
chị gái của em nhé!
b. Anh ấy là một người
thật thà, chất phác.
c.
Thật thà là đức tính tốt.
d. Khi ra trường, tôi
hy vọng rất nhiều vào tương lai nhưng những
hy vọng ấy đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
e. Đèo
Cả cách đây không xa.
f.
Cả thuyền,
cả sóng.
Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ( nếu có) trong các câu sau:
a. Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.
b. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt.
c. Lương Ngọc quyến hy sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
d. Đẹp vô cùng đất nước của chúng ta.
Câu 5. Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm còn thiếu vào đoạn văn dưới đây và chép lại cho đúng chính tả.
Thằng Thắng con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gườm nhất của bọn trẻ lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao to hẳn cái đầu nó cởi trần phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng nước mặn và gió biển thân hình nó rắn chắc nở nang cổ mập vai rộng ngực nở căng bụng thon hằn rõ những múi hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo cặp đùi dế to chắc nình nịch
Câu 6. Nêu mục đích sử dụng của từng câu hỏi sau đây:
a. Có gì quý hơn sức khỏe?
b. Thế mà được coi là đẹp à?
c. Sao cậu giỏi thế?
d. Các bạn có thể xếp hàng nhanh lên được không?
e. Bà đi chợ về đấy à?
Câu 7. a. Tiếng Việt có mấy kiểu vần? Là những kiểu vần nào? Lấy ví dụ minh họa cho từng kiểu vần?
b. Đưa các tiếng sau vào mô hình: thuỷ, thủi.
Câu 8. Một số học sinh tiểu học còn nhầm lẫn giữa đoạn văn và bài văn nên khi đề bài yêu cầu viết một đoạn văn thì có nhiều em viết cả bài văn và ngược lại. Đ/c hãy giúp học sinh phân biệt đoạn văn và bài văn để các em thực hiện đúng yêu cầu.
Khi viết đoạn văn cần lưu ý điều gì?