ĐỌC VÀ SUY NGẪM
Cô ơi! Em nhớ mẹ ! Là một người giáo viên đứng trên bục giảng hẵn chúng ta không ai không có những kĩ niệm đáng nhớ, những tình huống sư phạm bất ngờ không thể lương trước được. Và tôi cũng thế. Tôi cũng đã từng gặp một tình huống mà đến giờ, mỗi khi nghĩ lại vẫn thấy bồi hồi, xúc động.
Năm đó, khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5C. Qua tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm lớp 4 và giáo viên bộ môn, tôi nắm bắt được đặc điểm, hoàn cảnh của từng em học sinh. Nhất là học sinh cá biệt.Trong số đó có em Nguyễn Quốc Tường, em là một cậu học trò bé nhỏ, nhanh nhen nhưng nghịch ngơm, hay nói chuyện riêng, không chú ý học bài, làm bài lại hay gây sự với bạn. Hoàn cảnh em lại đặc biệt hơn các bạn trong lớp, mẹ em rời xa em khi em còn trứng nước để lại em cho bố .Và giờ em sống với bố và gì.
Ngày tôi nhận lớp gặp lại em, tôi thấy em khác hẵn năm lớp 4 .Không còn là cậu bé gầy gò, ốm yếu mà em trở nên trắng trẻo, lớn và mập hẵn ra khiến tôi bất ngờ .Tôi lại gần và hỏi :
- Hè về Tường lớn và mập hơn hồi lớp 4 em nhỉ?
Ánh mắt em rạng ngời và nhanh nhảu trả lời:
- Dạ, hè này mẹ chăm em và mua sữa ông thọ cho em uống nên lên cân nhanh cô ạ !
Tôi thấy niềm hạnh phúc trong đôi mắt trong veo của em xen lẫn lòng tự hào khi nói về mẹ -người đã thay mẹ em nuôi nấng và chăm sóc em từ bé tới giờ.
Và rồi gần đến ngày mồng 8-3, lớp tôi tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo chủ điểm “ Mẹ và cô giáo” .Tôi cho các em hát, đọc thơ về mẹ. Các em háo hức thi nhau lên hát, đọc thơ. Bạn thì hát bài: Mẹ yêu, bạn thì hát bài: Nơi ấy con tìm về ; bạn thì hát bài: Nhật kí của mẹ . Không khí lớp học vui tươi, nhộn nhịp hẵn lên . Ai cũng háo hức được hát, được biểu diễn. Bỗng Lan Anh ngồi gần Tường giơ tay phát biểu .
-Thưa cô ….bạn Tường đang khóc ạ?
Tôi giật mình, cả lớp im phăng phắc.Tôi tiến lại gần, xoa đầu em và hỏi:
- Sao em lại khóc? Em sao thế ?
Tường cứ nấc lên. Làm cho tôi càng lo lắng .
- Hay em đau ở đâu ?
Em cúi mặt vừa khóc, vừa nấc lên: Cô ….ơi….e..m….e…..m ..nh..ớ …mẹ cô a!
Nghe em nói thế ,trái tim tôi như thắt lại. Hóa ra trong sâu thẳm tâm hồn em, hình ảnh người mẹ đã sinh ra em dẫu rằng vì lí do nào đó mà phải xa rời em. Nhưng trong tiềm thức, trong tâm hồn em, mẹ vẫn là người em luôn nhớ nhất. Nhìn em, tôi thấy em thât nhỏ bé, và thật đáng yêu không còn là hình ảnh cậu bé nghịch ngơm mà là cậu bé rất giàu tình cảm.Tôi đông viên em :
- Em hãy vui lên và cố gắng chăm ngoan học giỏi, em hãy tự hào rằng mình có hai người mẹ - một người sinh ra em dù không ở gần em nhưng vẫn luôn nhớ đến em .Còn một người mẹ nữa –người mà nuôi nấng, chăm sóc em từng li, từng tí đó cũng là một người mẹ tuyệt vời em a.Vì thế em phải cố gắng học giỏi để không phụ lòng mẹ em nhé.
Nghe tôi nói ,em trở nên vui vẻ hơn và hòa đồng lại cùng các bạn, cùng nhau hát và tiết học trở lại không khí như ban đầu.
Nhưng đối với tôi tiết học hôm đó, tôi chợt nhận ra rằng có những việc làm, có những hoạt động hay có những đề tập làm văn ta đã vô tình, không cố ý nhưng đã chạm vào nỗi buồn sâu kín nhất trong tâm hồn các em .
Vì thế là một người giáo viên tiểu học – một ông thầy tổng thể, chúng ta không chỉ dạy cho các em kiến thức, kĩ năng mà chúng ta còn là một nhà tâm lí học để hiểu rõ về từng học sinh của mình và có từng biện pháp để giải quyết tốt các tình huống sư phạm và có cách ứng xử sư phạm phù hợp trong quá trình giảng dạy cũng như trong cuộc sống hằng ngày.